Hướng dẫn vật lý trị liệu tràn màng dịch phổi

Vật lý trị liệu tràn dịch màng phổi là phương pháp hiệu quả giúp bệnh nhân điều trị các triệu chứng của tràn màng dịch phổi. Sàn Thuốc mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về tràn màng dịch phổi và các phương pháp vật lý trị liệu tràn màng dịch phổi.

Tràn màng dịch phổi là bệnh gì?

Tràn màng dịch phổi là tình trạng lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều hơn mức sinh lý. Gồm các triệu chứng thường gặp như:

  • Ho khan, ho có đờm.

  • Đau hoặc tức ngực, đau tăng khi hít thở sâu, khi nói to.

  • Mệt mỏi, ăn uống kém.

  • Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động gắng sức.

  • Phù chân đối với trường hợp tràn màng dịch phổi do suy tim, suy gan, suy thận, suy dinh dưỡng.

Vật lý trị liệu tràn màng dịch phổi cần được thực hiện sớm

Vật lý trị liệu tràn màng dịch phổi cần được thực hiện sớm

Nguyên nhân gây tràn màng dịch phổi:

  • Lao màng phổi

  • Ung thư phổi

  • Suy tim

  • Viêm phổi

  • Suy thận mạn, xơ gan cổ trướng

  • Ký sinh trùng

Vật lý trị liệu tràn màng dịch phổi

Tràn màng dịch phổi thường gặp ở những người có bệnh lý  về phổi, về tim mạch hoặc người bị suy giảm chức năng, suy giảm miễn dịch. Vật lý trị liệu tràn màng dịch phổi là phương pháp được nhiều người lựa chọn để điều trị tràn màng dịch phổi.

Vật lý trị liệu tràn màng dịch phổi với bài tập thở hoành

Vật lý trị liệu tràn màng dịch phổi với bài tập thở hoành

Tập thở hoành:

Bệnh nhân tập thở hoành ở nhiều tư thế, đầu tiên là ở tư thế nằm.

Khi bị tổn thương cơ giảm hoạt động do đau và có thể bị co cứng, vì vậy có thể xoa bóp lồng ngực trên các cơ để tăng cường dinh dưỡng và giúp cơ hoạt động trở lại.

  • Tập thở hoành có trợ giúp: Bệnh nhân nằm ngửa hoặc nghiêng về phía có dịch, kỹ thuật viên đứng ở vị trí thuận lợi, dùng một tay đặt lên vùng sườn cuối của bên dịch, tay còn lại kiểm tra phần lưng của người bệnh, nhắc người bệnh không cong lưng khi tập thở. Hướng dẫn bệnh nhân hít vào theo khả năng, người bệnh thở ra đồng thời hai bàn tay của kỹ thuật viên cũng nới lỏng ra. Ở giai đoạn cuối của hơi thở ra tay kỹ thuật viên đẩy về cơ hoành và lực đẩy này bắt đầu vào cuối của thì thở, tăng dần cho đến hết thở thì hít vào, người bệnh hít vào sâu tối đa để cơ hoành di động tốt và mở rộng túi sườn hoành ở bên bị bệnh. Người bệnh có thể uốn người sang bên lành.

  • Tập thở có trợ kháng: Người bệnh nằm nghiêng về bên bệnh, một tay kỹ thuật viên để xuống dưới tương đương với tổn thương, một tay để lên thành ngực phía trên của người bệnh. Tay kỹ thuật viên nới lỏng khi người bệnh hít vào và ấn nhanh vào vùng tổn thương khi người bệnh thở ra.

Người bệnh có thể tập thở kết hợp với các tư thế điều chỉnh khác, duy trì thói quen tập thở trong một thời gian dài để có kết quả tốt nhất. Các kỹ thuật tập thở khác bao gồm: Tập thở với gậy, tập thở với thang tường, tập thở với ròng rọc, tập thở với đai vải.

Trên đây là hướng dẫn vật lý trị liệu tràn màng dịch phổi, mong rằng bạn sẽ kiên trì tập luyện và sớm khỏe lại.

Xem thêm một số bài viết về vật lý trị liệu tại đây:

  • Phương pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay
  • Hướng dẫn thực hiện vật lý trị liệu cổ vai gáy
  • Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối và những lưu ý cần biết

Tag Cloud

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ