Hydrocortison - Thuốc chống viêm, chống dị ứng của Bidiphar

Thuốc kê đơn - cần tư vấn

Chính sách khuyến mãi

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (dưới 2kg)

 

author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2021-05-20 20:13:27

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VD-29954-18
Xuất xứ:
Việt Nam
Dạng bào chế:
Bột đông khô pha tiêm/ truyền
Đóng gói:
Hộp 1 lọ + 1 ống dung môi pha tiêm 2ml
Hạn sử dụng:
36 tháng

Video

Hydrocortison là thuốc gì?

  • Hydrocortison là thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch hiệu quả. Hydrocortison là sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar. Thuốc được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm.

Thành phần chính của Hydrocortison

  • Hydrocortison (dưới dạng Hydrocortison natri succinat)  -  100mg

Dạng bào chế

  • Thuốc tiêm bột đông khô

Công dụng - Chỉ định của Hydrocortison

  • Bột đông khô pha tiêm HYDROCORTISON được chỉ định cho bất kỳ trường hợp cần tác dụng nhanh và mạnh của corticosteroid như sau:

    • Các tình trạng dị ứng: Kiểm soát các tình trạng dị ứng nghiêm trọng hoặc mất khả năng chữa trị trong các trường hợp hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, phản ứng quá mẫn do thuốc, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc theo mùa, bệnh huyết thanh, các phản ứng do truyền máu.

    • Các bệnh liên quan đến da: Viêm da có bọng nước dạng herpes, viêm da tróc vảy, u sùi dạng nấm, bệnh Pemphigus, hồng ban đa dạng nặng (hội chứng StevensJohnson).

    • Bệnh chất tạo keo: Lupus ban đỏ hệ thống.

    • Các rối loạn nội tiết: Suy giảm vỏ tuyến thượng thận – thận nguyên phát hoặc thứ phát (hydrocortison hoặc cortison là thuốc được lựa chọn; các chất tổng hợp tương tự có thể được sử dụng kết hợp với các mineralocorticoid nếu thích hợp; ở trẻ em, việc bổ sung mineralocorticoid là đặc biệt quan trọng), tăng sản thượng thận bẩm sinh, tăng canxi máu liên quan đến ung thư, viêm tuyến giáp không nung mủ.

    • Các bệnh đường tiêu hóa: Giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn nguy kịch của các bệnh liên quan viêm ruột từng vùng (điều trị hệ thống) và viêm loét đại tràng.

    • Rối loạn huyết học: Thiếu máu tan máu mắc phải (tự miễn dịch), thiếu máu giảm sản (hồng cầu) bẩm sinh (thiếu máu Diamond Blackfan), ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ở người lớn (chỉ dùng đường tĩnh mạch, chống chỉ định dùng đường tiêm bắp), bất sản hồng cầu đơn thuần, các trường hợp giảm tiểu cầu thứ phát.

    • Hỗn hợp các trường hợp: nhiễm giun xoắn ở cơ tim và hệ thần kinh, viêm màng não do lao có blốc dưới màng nhện hoặc blốc đe dọa tính mạng khi được sử dụng đồng thời với liệu pháp trị lao thích hợp.

    • Các bệnh liên quan khối u: Để giảm nhẹ bệnh bạch cầu và u lympho.

    • Hệ thần kinh: Các đợt nặng cấp tính của đa xơ cứng, phù não liên quan đến u não nguyên phát hoặc di căn, hoặc phẫu thuật sọ não.

    • Các bệnh ở mắt: Viêm mắt giao cảm, viêm màng bồ đào và tình trạng viêm mắt không đáp ứng với corticosteroid tại chỗ.

    • Các bệnh ở thận: Để giảm tình trạng tăng bài niệu hoặc giảm protein niệu trong hội chứng thận hư nguyên phát hoặc do lupus ban đỏ.

    • Các bệnh hô hấp: Hội chứng nhiễm độc Berili, lao phổi lan tỏa hoặc bộc phát khi được sử dụng đồng thời với liệu pháp trị lao thích hợp, viêm phổi tăng eosin tự phát, triệu chứng bệnh u hạt (sarcoidosis), hít phải dịch dạ dày.

    • Bệnh thấp khớp: Như liệu pháp hỗ trợ để điều trị ngắn hạn (giúp bệnh nhân qua đợt cấp tính hoặc đợt bệnh trầm trọng) trong viêm khớp cấp tính do gút, thấp tim cấp tính, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp dạng thấp, bao gồm cả viêm khớp dạng thấp ở thanh thiếu niên (các trường hợp được chọn lọc có thể cần liệu pháp duy trì liều thấp). Đối với điều trị viêm da cơ, viêm động mạch thái dương, viêm đa cơ.

Chống chỉ định của Hydrocortison

  •  Bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân trừ khi đã dùng liệu pháp chống nhiễm khuẩn đặc hiệu.

  • Sử dụng vắc xin sống hoặc bị giảm hoạt lực ở những bệnh nhân sử dụng liều ức chế miễn dịch của corticosteroid.

  • Bệnh nhân quá mẫn với hydrocortison hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.

  • Đường tiêm bắp cho bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát.

  • Đường tiêm nội tủy mạc. Đã có báo cáo về ảnh hưởng nghiêm trọng do thuốc liên quan đường dùng này.

Liều lượng và cách dùng của Hydrocortison

  • Cách dùng: 

    • Thuốc dùng theo đường tiêm.

  • Liều dùng:

    •  Hydrocortion có thể được sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, phương pháp ưu tiên khi sử dụng cấp cứu ban đầu là tiêm tĩnh mạch. Sau giai đoạn cấp cứu ban đầu, cần xem xét sử dụng một thuốc tiêm có tác dụng dài hơn hoặc một thuốc dạng uống.

    • Liều dùng thường dao động từ 100 mg đến 500 mg tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân, tiêm tĩnh mạch trong thời gian từ 1 đến 10 phút. Liều sử dụng này có thể được lặp lại trong khoảng thời gian 2, 4 hoặc 6 giờ, được chỉ định tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân và tình trạng lâm sàng.

    • Nói chung, liệu pháp corticosteroid liều cao nên chỉ được tiếp tục cho đến khi tình trạng bệnh nhân đã ổn định - thường không quá 48 đến 72 giờ. Nếu tiếp tục điều trị bằng hydrocortison trong thời gian hơn 48 đến 72 giờ thì có thể xảy ra hiện tượng tăng natri máu, do đó nên thay thế hydrocortison bằng một corticosteroid khác như methylprednisolon natri succinat vì hiện tượng giữ natri xảy ra ít hoặc không xảy ra. Mặc dù ít gặp các tác dụng phụ có liên quan đến liệu pháp corticoid liều cao ngắn hạn nhưng loét dạ dày có thể xảy ra. Có thể chỉ định dự phòng bằng thuốc kháng acid.

    • Bệnh nhân bị stress nặng sau khi điều trị bằng corticoid nên được theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng suy giảm vỏ tuyến thượng thận – thận.

    • Điều trị bằng corticoid là một liệu pháp hỗ trợ và không thay thế cho liệu pháp chuẩn.

    • Ở bệnh nhân bị bệnh gan, tác dụng có thể tăng lên và cần xem xét giảm liều sử dụng.

    • Bệnh nhân cao tuổi: Hydrocortison chủ yếu được sử dụng trong các tình trạng ngắn hạn cấp tính. Không có thông tin nào gợi ý rằng sự thay đổi liều lượng được bảo đảm ở người cao tuổi. Tuy nhiên, cần lưu ý các biến chứng nghiêm trọng hơn của các tác dụng phụ hay gặp do corticosteroid khi điều trị cho bệnh nhân cao tuổi và cần phải có giám sát lâm sàng chặt chẽ.

    • Trẻ em: Mặc dù liều sử dụng có thể được giảm đối với trẻ sơ sinh và trẻ em nhưng được điều chỉnh theo mức độ nghiêm trọng và đáp ứng của bệnh nhân hơn là theo tuổi hoặc cân nặng nhưng không nên ít hơn 25 mg mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng Hydrocortison

  • Phản ứng bất lợi ở thần kinh nghiêm trọng khi dùng đường tiêm ngoài màng cứng: Các ảnh hưởng thần kinh nghiêm trọng, một số trường hợp tử vong, đã được báo cáo khi tiêm corticosteroid ngoài màng cứng. Các ảnh hưởng cụ thể đã được báo cáo nhưng không bị giới hạn gồm: nhồi máu tủy, liệt chi dưới, liệt tứ chi, mù vỏ não và đột quỵ. Những tác dụng nghiêm trọng này được báo cáo có hoặc không sử dụng phép nghiệm huỳnh quang. Độ an toàn và hiệu quả của đường tiêm corticosteroid ngoài màng cứng chưa được thiết lập và corticosteroid chưa được chấp thuận cho đường sử dụng này.

  • Tiêm hydrocortison có thể dẫn đến các thay đổi da và mô dưới da tạo thành các chỗ lõm trên da tại vị trí tiêm. Để giảm tỷ lệ teo da và mô dưới da, thận trọng không được vượt quá liều tiêm khuyến cáo. Nên tránh tiêm vào cơ delta do tăng tỷ lệ teo mô dưới da.

  • Trong các trường hợp hiếm gặp, phản ứng dạng phản vệ đã xảy ra ở bệnh nhân điều trị với corticosteroid.

  • Đối với bệnh nhân dùng corticosteroid bị stress bất thường, chỉ định tăng liều dùng corticosteroid loại tác động nhanh trước, trong và sau khi bị stress.

  • Các kết quả từ một nghiên cứu đa trung tâm, ngẫu nhiên, giả dược được kiểm soát với methylprednisolon hemisuccinat được tiêm tĩnh mạch, cho thấy tăng nguy cơ tử vong sớm (2 tuần) và muộn (6 tuần) ở bệnh nhân bị chấn thương sọ não được xác định không có các chỉ định rõ ràng khác đối với điều trị bằng corticosteroid. Liều cao của corticosteroid có tác dụng hệ thống, bao gồm hydrocortison, không nên được sử dụng điều trị cho bệnh nhân bị tổn thương não.

Tác dụng phụ khi dùng Hydrocortison

  • Suy yếu hệ thống miễn dịch , nó có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bạn.

  • Làm cho lượng nồng độ của chất đường nằm trong dịch máu của bạn sẽ làm tăng một cách rất mạnh mẽ lên, từ nguyên nhân này có thể gây ra và những người có nguy cơ đặc biệt đang mắc tình trạng này khiến làm nặng thêm hậu quả của bệnh tiểu đường gây ra.

  • Gây ra hiện tượng làm chảy máu dạ dày hoặc ruột.

  • Mệt mỏi một cách bất thường, xuất hiện sưng mắt cá chân / bàn chân, tăng cân bất thường.

  • Yếu cơ, cảm thấy đau ở cơ, thấy da mỏng, thời gian chậm lành ở những vết thương, đau xương.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

  • Thời kỳ mang thai: Corticosteroid đã được chứng minh gây quái thai ở nhiều loài khi được sử dụng với liều tương đương với liều dùng cho người. Các nghiên cứu trên động vật khi sử dụng corticosteroid cho chuột nhắt, chuột cống và thỏ đang mang thai cho thấy có sự tăng tỉ lệ hở vòm họng ở con mới sinh. Không có các nghiên cứu đầy đủ và kiểm soát tốt ở phụ nữ mang thai. Corticosteroid chỉ nên được sử dụng cho phụ nữ mang thai khi lợi ích lớn hơn nguy cơ cho thai nhi. Trẻ mới sinh từ mẹ đã sử dụng corticosteroid trong thời kì mang thai nên được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu của tình trạng suy giảm chức năng tuyến thượng thận.

  • Thời kỳ cho con bú: Corticosteroid được sử dụng theo đường có tác dụng hệ thống xuất hiện trong sữa mẹ và có thể ức chế sự phát triển, can thiệp vào sản xuất corticosteroid nội sinh hoặc gây ra các tác động bất lợi khác. Do corticosteroid có thể gây ra các phản ứng bất lợi nghiêm trọng ở trẻ bú sữa mẹ nên quyết định tiếp tục cho con bú hoặc ngưng sử dụng thuốc phụ thuộc vào tầm quan trọng của thuốc với người mẹ. 

Sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc

  • Chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên khi bị ảnh hưởng bởi bất kì tác dụng phụ này của thuốc: ngất (ngất xỉu), chóng mặt, co giật (động kinh) thì không nên lái xe và vận hành máy.

Tương tác thuốc

  • Aminoglutethimid: 

    • Aminoglutethimid có thể dẫn đến giảm ức chế tuyến thượng thận do corticosteroid.

    • Thuốc tiêm amphotericin B và các tác nhân làm giảm kali: khi sử dụng đồng thời corticosteroid với tác nhân làm giảm kali (như amphotericin B, thuốc lợi tiểu), bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ về tiến triển của hạ kali máu. Có những trường hợp được báo cáo khi sử dụng đồng thời amphotericin B và hydrocortison dẫn đến tim to và suy tim sung huyết.

  • Kháng sinh: Các kháng sinh nhóm macrolid đã được báo cáo làm giảm đáng kể độ thanh thải của corticosteroid.

  • Tác nhân đối kháng cholinesterase: Sử dụng đồng thời tác nhân đối kháng cholinesterase và corticosteroid có thể gây suy yếu nặng ở bệnh nhân bị suy nhược cơ. Nếu có thể, các tác nhân đối kháng cholinesterase không nên sử dụng trong thời gian ít nhất 24 giờ trước khi bắt đầu điều trị bằng corticosteroid.

  • Thuốc chống đông máu dùng đường uống: Sử dụng đồng thời corticosteroid và warfarin thường dẫn đến ức chế đáp ứng với warfarin, mặc dù có một số báo cáo ngược lại. Vì vậy, các chỉ số đông máu nên được theo dõi thường xuyên để duy trì hiệu quả chống đông máu mong muốn.

  • Thuốc hạ đường huyết: Corticosteroid có thể tăng nồng độ glucose máu nên cần điều chỉnh liều thuốc hạ đường huyết thích hợp.

  • Thuốc kháng lao: Nồng độ isoniazid trong huyết thanh có thể bị giảm.

  • Cholestyramin: Cholestyramin có thể làm tăng độ thanh thải của corticosteroid.

  • Cyclosporin: Tăng hoạt tính của cả cyclosporin và corticosteroid có thể xảy ra khi sử dụng đồng thời. Co giật đã được báo cáo khi sử dụng liệu pháp kết hợp này.

  • Glycosid tim: Bệnh nhân sử dụng glycosid tim có thể tăng nguy cơ loạn nhịp tim do hạ kali máu.

  • Estrogen, bao gồm cả thuốc ngừa thai uống: Estrogen có thể làm giảm chuyển hóa ở gan của một số corticosteroid, do đó tăng tác dụng của thuốc.

  • Thuốc cảm ứng enzym gan (ví dụ barbiturat, phenytoin, carbamazepin, rifampin): Các thuốc cảm ứng enzym cytochrom P450 3A4 có thể làm tăng chuyển hóa corticosteroid và do đó cần tăng liều sử dụng của corticosteroid.

  • Các thuốc ức chế enzym gan (ví dụ ketoconazol, kháng sinh nhóm macrolid như erythromycin và troleandomycin): Thuốc ức chế enzym cytochrom P450 3A4 có khả năng làm tăng nồng độ corticosteroid trong huyết tương.

  • Ketoconazol: Ketoconazol đã được báo cáo làm giảm đáng kể sự chuyển hóa của một số corticosteroid lên đến 60%, dẫn đến tăng nguy cơ tác dụng phụ do corticosteroid.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Sử dụng đồng thời aspirin (hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác) và corticosteroid làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ đường tiêu hóa. Aspirin nên được sử dụng thận trọng khi kết hợp với corticosteroid trong bệnh giảm prothrombin máu. Độ thanh thải của salicylat có thể tăng lên khi sử dụng đồng thời với corticosteroid.

  • Các thử nghiệm trên da: Corticosteroid có thể ức chế phản ứng của các thử nghiệm trên da.

  • Vắc xin: Những bệnh nhân điều trị dài hạn với corticosteroid có thể giảm đáp ứng với các độc tố và các vắc xin sống hoặc bất hoạt do ức chế phản ứng kháng thể. Corticosteroid cũng có khả năng tăng sự sao chép của một số sinh vật có trong vắc xin bị giảm hoạt lực. Nếu có thể, nên ngưng sử dụng các vắc xin hoặc độc tố cho đến khi ngưng sử dụng corticosteroid. 

  • Thuốc chống tăng huyết áp: Corticosteroid làm tăng nhu cầu thuốc chống tăng huyết áp. 

  • Thuốc giãn cơ loại chống khử cực: Corticosteroid có thể làm giảm tác dụng của thuốc giãn cơ loại chống khử cực.

  • Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.

Xử trí khi quá liều

  • Trong trường hợp quá liều, tiến hành các biện pháp cấp cứu thích hợp. Hiện tại, chưa có loại thuốc giải độc đặc hiệu nào với trường hợp dùng quá liều.

  • Quá liều: Các triệu chứng quá liều bao gồm phản ứng quá mẫn thần kinh cơ, đặc biệt ở người suy thận.

  • Xử trí: Cần cân nhắc đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và dược động học bất thường của người bệnh. Nếu có co giật ngừng ngay thuốc và có thể dùng biện pháp chống co giật nếu có chỉ định về lâm sàng. Bảo vệ đường hô hấp, hỗ trợ thông khí và truyền dịch.

Xử trí khi quên liều

  • Không dùng bù liều đã quên. Chỉ dùng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bảo quản

  • Nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.

Quy cách đóng gói

  • Hộp 1 lọ + 1 ống dung môi pha tiêm 2ml

Nhà sản xuất

  • Công ty cổ phần Dược-TTBYT Bình Định (Bidiphar)

Sản phẩm tương tự

Giá Hydrocortison là bao nhiêu?

  • Hydrocortison hiện đang được bán sỉ lẻ tại Trường Anh. Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call/Zalo: 090.179.6388 để được giải đáp thắc mắc về giá.

Mua Hydrocortison ở đâu?

Các bạn có thể dễ dàng mua Hydrocortison tại Trường Anh bằng cách:

  • Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:10h-11h, chiều: 14h30-15h30
  • Mua hàng trên website: https://santhuoc.net
  • Mua hàng qua số điện thoại hotline: Call/Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho bạn thông tin mới nhất và phù hợp nhất. Tuy nhiên, vì thuốc có thể xảy ra tương tác và có tá dụng khác nhau ở mỗi người, vì thế chúng tôi không thể đảm bảo rằng thông tin này bao gồm tất cả các tương tác có thể. Thông tin này không thay thế cho lời khuyên từ các chuyên gia y tế. Hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về các tương tác có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc theo toa, vitamin, thảo dược và chất bổ sung, và các loại thuốc không kê đơn mà hiện tại bạn đang sử dụng.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Chủ đề

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ