Ferrola Lomapharm bào chế dạng viên nén bao tan trong ruột, có tác dụng phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả. Ferrola Lomapharm được sản xuất bởi Lomapharm GmbH - Đức. Sản phẩm được nhiều chuyên gia y tế hiện nay khuyên dùng.
Thành phần/Hoạt chất có trong Ferrola Lomapharm
Dạng bào chế
Công dụng - Chỉ định Ferrola Lomapharm
Sản phẩm được chỉ định sử dụng cho đối tượng nào?
Hướng dẫn sử dụng Ferrola Lomapharm
Liều dùng:
Liều khuyến cáo là 1 đến 2 viên x 3 lần/ngày.
Phụ nữ có thai: Liều khuyến cáo để ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt đồng thời với acid folic là 1 viên/ngày, để điều trị thiếu máu là 1 viên x 3 lần/ngày.
Trẻ em lớn hơn 12 tuổi và vị thành niên ( < 18 tuối)
Liều khuyến cáo là 1 -2 viên x 3 lần/ngày.
Cách dùng:
Chống chỉ định Ferrola Lomapharm
Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ hoạt chất hay tá dược của thuốc.
Chứng thiếu máu không do thiếu sắt trừ khi có tình trạng thiếu sắt.
Chống chỉ định khi dùng thuốc như phương pháp đơn trị thiếu máu hồng cầu to không rõ nguyên nhân.
Chống chỉ định dùng sắt cho bệnh nhân được truyền máu nhiều lần.
Chống chỉ định khi được dùng như liệu pháp điều trị đơn độc trong trường hợp thiếu máu ác tính và các loại thiếu máu hồng cầu to khác do thiếu vitamin B12.
Việc dùng sắt bị chống chỉ định ở bệnh nhân được truyền máu nhiều lần.
Chống chỉ định khi điều trị đồng thời với dimercaprol (dimercapto-propanol), hay điều trị đồng thời với sắt đường tiêm.
Chống chỉ định ở những người có hội chứng không dung nạp fructose-galactose do di truyền, kém hấp thu glucose-galactose hay thiếu hụt sucrase-isomaltase, Lapp-lactase.
Lưu ý khi sử dụng Ferrola Lomapharm
Trước khi bắt đầu điều trị, phải xác định được thiếu máu loại nào. Việc chữa trị chỉ nên được bắt đầu khi có chứng cứ đây là bệnh thiếu máu do thiếu sắt và acid folic.
Thiếu máu hồng cầu to
Trong trường hợp thiếu máu hồng cầu to, điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân bệnh. Trong trường hợp thiếu máu hồng cầu to do thiếu máu ác tính, sử dụng acid folic có thế cải thiện tạm thời các thông số huyết học, nhưng những tổn thương thần kinh sẽ nặng hơn. Vì việc không xác định rõ nguyên nhân thật sự của thiếu máu có thể dẫn đến tổn thương thần kinh. Do đó, thiếu máu ác tính cần được xác định rõ nguyên nhân trước khi sử dụng acid folic.
Nếu chữa trị bằng đường uống không hiệu quả sau 3 tuần, việc chừa trị nên được đánh giá lại.
Cần thận trọng khi dùng các chế phẩm chứa sắt ở bệnh nhân rối loạn hấp thu hay dự trữ sắt như lắng đọng haemosiderin, nhiễm sắc tố sắt, haemoglobin niệu.
Việc dùng thuốc cũng cần thận trọng ở bệnh nhân bị các bệnh lý đường tiếu hóa như viêm ruột, viêm ruột thừa hoặc các tình trạng tắc nghẽn ruột (nguy cơ viêm loét).
Các chế phẩm chứa sắt làm phân có màu đen, có thể làm dương tính giả các thử nghiệm được dùng để xác định xuất huyết trong phân.
Do nguy cơ loét miệng và đổi màu răng, không nên ngậm hay nhai viên, nên nuốt nguyên viên với nước.
Thuốc có chứa lactose (đường sữa), bệnh nhân mắc chứng không dung nạp galactose di truyền, hấp thu kém glucose-galactose hoặc thiếu hụt lactase không nên dùng thuốc.
Sử dụng cho một số đối tượng đặc biệt
Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Cần hết sức thận trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
Người lái xe: Không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng nhẹ lên khả năng điều khiển xe và vận hành máy móc.
Người già: Khi sử dụng nên liệt kê các thuốc đang dùng cho bác sĩ để tránh xảy ra các tương tác không đáng có.
Trẻ em: Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào trên trẻ em, cần thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Ưu nhược điểm của Ferrola Lomapharm
Ưu điểm:
Các thành phần có trong sản phẩm đã được giới chuyên gia kiểm định và rất an toàn khi sử dụng.
Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng được sản xuất theo dây chuyền hiện đại.
Nhược điểm:
Tác dụng không mong muốn có thể gặp phải
Rất thường gặp: Phân đen.
Thường gặp các rối loạn hệ tiêu hóa như: chán ăn, ăn không ngon, kích ứng đường tiêu hóa, ợ nóng, đầy bụng, buồn nôn, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón.
Không rõ tần suất: Lở miệng* (trong trường hợp dùng thuốc không đúng, khi viên được nhai, mút hoặc ngậm trong miệng. Bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân rối loạn khả năng nuốt có thể có nguy cơ loét họng, thực quản hoặc phế quản nếu thuốc vào đường dẫn khí).
Rối loạn hệ thần kinh
Rối loạn da và mô dưới da
Ít gặp: phản ứng dị ứng như phát ban da có hồi phục, lichen hóa, ban đỏ, mày đay.
Hiếm gặp: nhạy cảm sáng có phát ban da.
Rối loạn chức năng hô hấp
Rối loạn hệ miễn dịch:
Trong trường hợp bệnh nhân bị loét miệng, hay phản ứng dị ứng nặng (shock phản vệ) phải được cấp cứu lập tức.
Tương tác
Sử dụng đồng thời các chế phẩm chứa sắt với dimercaprol (thuốc giải độc khi ngộ độc các chất vô cơ hay hữu cơ) có thể dẫn đến biến chứng ngộ độc, vì vậy trong khi điều trị với dimercaprol không sử dụng các chế phẩm có chứa sắt.
Các hợp chất chứa nhôm, calci và magie - bao gồm các thuốc kháng acid và các chế phẩm bổ sung calci và magie cũng có thể làm giảm hấp thu sắt.
Dùng sắt đường uống ức chế hấp thu tetracylin đường uống ở hệ tiêu hóa và ngược lại, tetracylin ức chế sự hấp thu sắt.
Sử dụng đồng thời sắt và muối kẽm có thể làm giảm hấp thu của sắt và/hoặc kẽm trong hệ tiêu hóa.
Sử dụng đồng thời sắt và chotestyramin có thể làm giảm hấp thu sắt. Ở những bệnh nhân điều trị với trientin (bệnh Wilson), trong những trường hợp phải cùng lúc điều trị với sắt, sắt có thể làm giảm hoạt lực của trientin khi dùng chung.
Sử dụng đồng thời sắt và omeprazole hoặc các chất ức chế bơm proton khác có thể làm giảm sinh khả dụng của sắt.
Sử dụng đổng thời sắt và chlọramphenicol có thể làm giảm hiệu quả của sắt.
Sử dụng đồng thời sắt và cefdinir có thể làm giảm hiệu quả cefdinir.
Muối sắt có thể làm giảm hấp thu dẫn đến giảm hiệu quả lâm sàng của những hoạt chất như bisphosphonat, entacapon, các fluoroquinolon (như ciprofloxacin), levodopa, methyldopa, mycophenolat mofetil, penicillamin và levothyroxin.
Acid folic có thể làm giảm nồng độ phenytoin trong huyết tương và các thuốc chống động kinh barbiturat.
Khoảng cách của các lần dùng FERROLA với các thuốc nêu trên nên cách nhau 2 đến 3 giờ. Acid ascorbic có thể làm tăng hấp thu sắt.
Các thuốc như thuốc chống động kinh (như phenytoin, phenobarbital, carbamazepin), thuốc ngừa thai đường uống, thuốc kháng lao, rượu hoặc thuốc chủ vận acid folic (như methotrexat, pyrimethamin, triamteren và trimethoprim) có thể làm nồng độ acid folic trong huyết tương giảm do giảm sự hấp thu folat.
Dùng các chế phẩm có muối sắt cùng với thức ăn có thể làm giảm hấp thu, sử dụng cùng lúc với trà, cà phê, sản phẩm từ sữa, trứng và các sản phẩm từ lúa mì nguyên hạt có thế làm giảm hấp thu sắt. Vì thế dùng sắt trước hoặc sau khi dùng các thuốc hay các loại thức ăn trên cách 2-3 giờ.
Xử lý khi quên liều và quá liều
Quên liều: Nếu bạn dùng thiếu một liều, bạn có thể dùng ngay khi nhớ ra. Hoặc bỏ qua nếu sắp đến liều dùng tiếp theo. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm, nhưng dùng sản phẩm không đều đặn có thể khiến hiệu quả của sản phẩm suy giảm hoặc mất tác dụng hoàn toàn.
Quá liều: Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên ngừng dùng sản phẩm và đến ngay bệnh viện để được điều trị. Các triệu chứng nói trên có thể kéo dài và trở nên nghiêm trọng nếu bạn không can thiệp kịp thời.
Bảo quản
Bảo quản sản phẩm ở nơi có nhiệt độ dưới 30 độ C, không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Không để sản phẩm ở nơi có độ ẩm hoặc nhiệt độ quá cao.
Để xa tầm với trẻ em: Đảm bảo an toàn cho trẻ.
Quy cách
Hạn sử dụng
Nhà sản xuất
Sản phẩm tương tự
Giá Ferrola Lomapharm là bao nhiêu?
Mua Ferrola Lomapharm ở đâu?
Các bạn có thể dễ dàng mua Ferrola Lomapharm tại Trường Anh bằng cách:
Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng với khách lẻ theo khung giờ sáng:10h-11h, chiều: 14h30-15h30.
Mua hàng trên website: https://santhuoc.net
Mua hàng qua số điện thoại hotline: Call/Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
"Cám ơn quý khách hàng đã tin dùng sản phẩm và dịch vụ tại Sàn thuốc. Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm chính hãng, với giá thành phải chăng. Chúc quý khách một ngày tràn đầy năng lượng và vui vẻ!"
Tài liệu tham khảo: https://drugbank.vn/