Trong trường hợp có bất cứ triệu chứng cảnh báo (như giảm cân đáng kể không chủ đích, nôn dai dẳng, khó nuốt, nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen) và khi có nghi ngờ hoặc chẩn đoán loét dạ dày, cần loại bỏ căn nguyên ác tính, bởi vì dùng thuốc có thể làm giảm triệu chứng và làm chẩn đoán bị trì hoãn.
Không khuyến cáo dùng chung atazanavir và các thuốc ức chế bơm proton. Neu sự kết hợp này là không thể tránh khỏi, khuyến cáo theo dõi lâm sàng (như định lượng virus) chặt chẽ và tăng liều dùng đến atazanavir 400 mg/ritonavir 100 mg. Liều dùng của omeprazole không được vượt quá 20 mg.
Omeprazole, cũng như các thuốc ức chế tiết acid, có thể làm giảm hấp thu vitamin B12 (cyanocobalamin) do tình trạng giảm tiết dịch vị của dạ dày. cần xem xét trường hợp này ở người bệnh có dự trữ giảm hoặc có nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 khi điều trị lâu dài. Omeprazole là một chất ức chế CYP2C19. Khi bắt đầu hoặc kết thúc điều trị bằng omeprazole, nên xem xét các tương tác tiềm tàng giũa omeprazole với các thuốc khác được CYP2C19 chuyển hóa. Có ghi nhận về tương tác giữa clopidogrel và omeprazole. Mối tương quan lâm sàng của tương tác này còn chưa chắc chắn. Lưu ý, không nên sử dụng chung omeprazole và clopidogrel.
Số ít trẻ em mắc bệnh mạn tính có thể cần được điều trị lâu dài mặc dù không được khuyến cáo.
Hạ magnesi huyết.
Hạ magnesi huyết nghiêm trọng được báo cáo trong một số trường hợp sử dụng PPI như omeprazole trong ít nhất 3 tháng và đa số là 1 năm điều trị. Những biểu hiện nghiêm trọng do hạ magnesi huyết như mệt mỏi, co cứng, mê sảng, co giật, chóng mặt và loạn nhịp tâm thất có thể xảy ra nhưng cũng có thể lành tính, không có triệu chứng và thoáng qua. Đa số người bệnh bị ảnh hưởng có tình trạng hạ magnesi huyết hồi phục sạu khi bổ sung magnesi và ngưng dùng PPI.
Đối với người bệnh cần được điều trị kéo dài hoặc dùng thuốc ức chế bơm proton (PPI) chung với digoxin hay các thuốc có thể làm giảm magnesi huyết (như thuốc lợi tiểu), cán bộ y tế nên xem xét định lượng magnesi trong máu trước và định kỳ trong khi bắt đầu điều trị bằng PPI
Các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt khi sử dụng liều cao và kéo dài (> 1 năm), có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và đốt sống, nhất là đối với người cao tuổi hoặc người bệnh có những yếu tố nguy cơ khác. Các nghiên cứu quan sát cho thấy các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng tổng nguy cơ gãy xương 10 – 40%. Một phần nguy cơ tăng có thể do các yếu tố khác. Nên theo dõi và chăm sóc người bệnh có nguy cơ loãng xương căn cứ theo các hướng dẫn lâm sàng hiện hành, cần đảm bảo bổ sung đầy đủ vitamin D và calci cho đối tượng này.
Dạng bào chế có chứa sucrose. Người bệnh có rối loạn di truyền hiếm gặp như không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc thiếu hụt enzym sucrase-isomaltase thì không nên sử dụng thuốc này.
Điều trị bằng omeprazole có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như Salmonella và Campylobacter.
Như tất cả điều trị kéo dài, nhất là khi thời gian điều trị vượt quá 1 năm, cần đặt người bệnh dưới sự giám sát thường xuyên.
Ảnh hưởng kết quả xét nghiệm cận lâm sàng
Tăng nồng độ CgA có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm tìm khối u thần thần kinh-nội tiết. Để tránh ảnh hưỏng này, nên tạm thời ngưng điều trị bằng omeprazole 5 ngày trước khi định lượng CgA.
Lupus ban đỏ bán cấp (Subacute cutaneous lupus erythematosus – SCLE)
Các chất ức chế bơm proton có liên quan đến các trường hợp rất hiếm gặp phải lupus ban đỏ bán cấp. Nếu có tổn thương xảy ra, đặc biệt ở vùng da bị phơi nắng, và nếu có kèm đau khớp, người bệnh nên tìm tư vấn y tế ngay và cán bộ y tế cần xem xét ngưng dùng omeprazole. Lupus ban đỏ bán cấp sau lần điều trị bằng một chất ức chế bơm proton có khả năng làm tăng nguy cơ lupus ban đỏ bán cấp với các thuốc khác cùng nhóm.