Ranitidin là thuốc gì?
Ranitidin là thuốc được dùng để điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản. Ranitidin có khả năng làm giảm 90% acid dịch vị tiết ra sau khi uống 1 liều điều trị.
Thành phần chính của Ranitidin
Dạng bào chế
Công dụng - Chỉ định của Ranitidin
Ranitidin được dùng để điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger - Ellison và dùng trong các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid như: Phòng chảy máu dạ dày - ruột, vì loét do stress ở người bệnh nặng, phòng chảy máu tái phát ở người bệnh đã bị loét dạ dày - tá tràng có xuất huyết và dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson) đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ.
Ranitidin còn được chỉ định dùng trong điều trị triệu chứng khó tiêu.
Chống chỉ định của Ranitidin
Liều lượng và cách dùng của Ranitidin
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 150 mg vào sáng và tối hoặc 1 lần 300 mg vào tối, người bệnh loét dạ dày lành tính và loét tá tràng uống từ 4 - 8 tuần; người bệnh viêm dạ dày mạn tính uống tới 6 tuần.
Người bệnh loét tá tràng uống liều 300 mg, 2 lần/ngày, trong 4 tuần để chóng lành vết loét.
Trẻ em: Bị loét dạ dày tá tràng, liều 2 - 4 mg/kg thể trọng, uống 2 lần/ngày, tối đa 300 mg/ngày. Liều duy trì là 150 mg/ngày, uống vào buổi tối.
Đề phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid, điều trị trào ngược dạ dày, thực quản: Uống 150 mg, ngày 2 lần.
Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Uống 150 mg, ngày 3 lần. Có thể uống đến 6g/ngày, chia làm nhiều lần.
Giảm acid dạ dày trong sản khoa: Uống 150 mg ngay lúc chuyển dạ, sau đó cách 6 giờ uống 1 lần.
Lưu ý khi sử dụng Ranitidin
Người bệnh suy thận cần giảm liều.
Người bệnh suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, có nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn và nguy cơ quá liều.
Người bệnh có bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim.
Tác dụng phụ khi dùng Ranitidin
Thường gặp
Ít gặp
Hiếm gặp
Các phản ứng quá mẫn xảy ra như mề đay, co thắt phế quản, sốt choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp.
Mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu, kể cả giảm sản tủy xương.
Làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, blốc nhĩ thất, suy tâm thu sau khi tiêm nhanh.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc
Tương tác thuốc
Ranitidin ức chế rất ít sự chuyển hóa ở gan của một số thuốc (như các thuốc chống đông máu cumarin, theophylin, diazepam, propranolol). Ái lực của ranitidin với men cytochrom P450 vào khoảng 10% so với cimetidin và mức độ ức chế men gan ít hơn cimetidin 2 - 4 lần.
Tác dụng làm hạ đường huyết khi dùng phối hợp glipizid với ranitidin hoặc cimetidin có gặp nhưng dường như không nhiều.
Khi dùng phối hợp các kháng sinh quinolon với các thuốc đối kháng H2 thì hầu hết các kháng sinh này không bị ảnh hưởng, riêng có enoxaxin bị giảm sinh khả dụng khi dùng cùng với ranitidin, những sự thay đổi này không quan trọng về mặt lâm sàng.
Xử trí khi quá liều
Hầu như không có vấn đề gì đặc biệt khi dùng quá liều ranitidin. Trường hợp dùng viên sủi bọt cần quan tâm đến nồng độ natri. Do không có thuốc giải độc đặc hiệu nên cần điều trị hỗ trợ và triệu chứng như sau:
Giải quyết co giật: Dùng diazepam tĩnh mạch;
Giải quyết chậm nhịp tim: Tiêm atropin;
Giải quyết loạn nhịp thất: Tiêm lidocain;
Theo dõi, khống chế tác dụng không mong muốn.
Nếu cần thiết, thẩm tách máu để loại thuốc khỏi huyết tương.
Xử trí khi quên liều
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.
Bảo quản
Quy cách đóng gói
Nhà sản xuất
Sản phẩm tương tự
Giá Ranitidin là bao nhiêu?
Mua Ranitidin ở đâu?
Các bạn có thể dễ dàng mua Ranitidin tại Trường Anh bằng cách:
Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng
Mua hàng trên website:https://santhuoc.net
Mua hàng qua số điện thoại hotline:Call/Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.