Vật lý trị liệu chữa vẹo cổ ở trẻ em và lưu ý khi thực hiện
Bệnh vẹo cổ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng khôn lường như dẫn đến tình trạng vẹo cột sống, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh, hiện nay vật lý trị liệu chữa vẹo cổ đang là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh quan tâm. Sàn Thuốc mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh vẹo cổ và các bài tập vật lý trị liệu chữa vẹo cổ dành cho trẻ em.
Vẹo cổ là bệnh gì?
Vẹo cổ là bệnh rối loạn vận động với sự co thắt cơ trơn ở vùng cổ dẫn đến trường hợp cổ bị lệch sang một bên khiến người bệnh không thể vận động hay xoay cổ, các cơ vai gáy căng lên rõ ràng. Thông thường, đi kèm với vẹo cổ là việc co giật mất kiểm soát, cơ cổ bị co cứng, việc nuốt thức ăn gặp khó khăn.
Vẹo cổ ở trẻ sơ sinh có biểu hiện:
Đầu thường nghiêng về một bên và cằm nghiêng về phía đối diện.
Một bên phần đầu phía sau tại bị dẹt.
Trẻ chỉ bú được ở một bên.
Một số nguyên nhân dẫn đến vẹo cổ ở trẻ sơ sinh như: Thai ngôi mông, trong quá trình sinh vô tình làm tổn thương đến cơ và gây vẹo cổ, hội chứng sandifer, thói quen nằm nghiêng đầu về một bên quá nhiều.
Vẹo cổ ở trẻ em cần được điều trị kịp thời
Vật lý trị liệu chữa vẹo cổ
Vật lý trị liệu chữa vẹo cổ với bài tập day bóp khối cơ ức đòn chũm
Đặt em bé lên đùi, vai của bé trùng với mép đùi.
Nâng đầu trẻ quay về hướng có khối cơ.
Dùng ngón trỏ và ngón giữa xoa trên khối u cho trẻ từ 5 - 10 phút.
Thực hiện động tác này 3 - 4 lần trong 1 ngày.
Vật lý trị liệu chữa vẹo cổ bằng động tác kéo giãn cơ ức đòn chũm
Đặt em bé lên đùi, vị trí của vai trùng với mép đùi.
Hai tay cố định đầu trẻ sơ sinh và đưa đầu trẻ về vị trí ngửa, xoay dần mặt trẻ về bên bị bệnh.
Thực hiện nhẹ nhàng, từ từ, kết hợp với dây xoa.
Vật lý trị liệu chữa vẹo cổ cho trẻ em
Vật lý trị liệu chữa vẹo cổ với bài tập kéo dãn bằng tư thế
Để em bé bú ngược với bên bệnh nhằm mục đích kích thích em bé tự xoay đầu để giãn cơ, tăng vận động cổ.
Lưu ý khi vật lý trị liệu chữa vẹo cổ cho trẻ sơ sinh
Xương của trẻ sơ sinh rất non, người thực hiện vật lý trị liệu chữa vẹo cổ cho trẻ phải là người có trình độ chuyên môn hoặc bác sĩ.
Để không ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé, nên tập trước khi cho trẻ ăn.
Có thể em bé sẽ không phối hợp trong quá trình trị liệu, bạn hãy thật kiên nhẫn và nhẹ nhàng, vừa dỗ bé vừa trị liệu cho bé.
Vật lý trị liệu chữa vẹo cổ cho trẻ cần được thực hiện sớm, khi thực hiện bạn cần thật cẩn thận và nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến bé.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về vật lý trị liệu tại đây:
Kỹ thuật và phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Giải đáp: Vật lý trị liệu bằng điện sinh học có tốt không?
Hướng dẫn thực hiện bài tập vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống
Hướng dẫn thực hiện bài tập vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống
Vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống là phương pháp điều trị vẹo cột sống không cần sự can thiệp của thuốc và phẫu thuật. Bài viết dưới đây, Sàn Thuốc hướng dẫn bạn thực hiện một số bài tập vật lý chữa cong vẹo cột sống hiệu quả.
Vẹo cột sống là gì?
Vẹo cột sống (cong vẹo cột sống) là tình trạng cột sống bị uốn cong sang bên trái hoặc bên phải cơ thể, các thân đốt sống bị vẹo xoay theo trục của mặt phẳng nằm ngang. Cong vẹo cột sống có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim và phổi, gây đau lưng ở người lớn tuổi.
Các nguyên nhân gây cong vẹo cột sống:
Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy, cong vẹo cột sống có thể do di truyền.
Do biến chứng từ các bệnh lý về cơ, thần kinh.
Suy dinh dưỡng khiến cột sống phát triển bất thường.
Các yếu tố tác động khi mang thai.
Tư thế ngồi học, ngồi làm việc không đúng.
Thường xuyên phải mang nặng trên lưng.
Ngoài ra, khi cho trẻ tập đi, tập đứng quá sớm cũng là nguyên nhân gây vẹo cột sống.
Vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống là phương pháp điều trị hiệu quả
Vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống
Vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống với tư thế ngồi
Chuẩn bị: Ngồi thẳng lưng trên ghế, đặt một chiếc bàn sáng bên cạnh, trên mặt bàn để một vật bất kỳ.
Động tác 1: Xoay người sang phía mặt bàn để lấy đồ (phía quay người đối diện với đường cong xương sống), thực hiện động tác 10 lần.
Động tác 2: Giơ tay ở bên phần vai thấp lên cao từ 5 – 10 phút, đồng thời tay kia bám vào mép ghế. Lặp lại động tác liên tục trong vài lần.
Vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống với tư thế quỳ 4 điểm
Tư thế này giúp cột sống của người bệnh mềm dẻo hơn.
Động tác 1: Đưa tay của đường cong cột sống bên lõm lên phía trước, đồng thời chân đối diện đưa lên phía trước theo tay. Giữ nguyên động tác này trong vài giây.
Động tác 2: Đưa tay và chân trở về vị trí ban đầu.
Thực hiện bài tập này 10 lần liên tục.
Các bài tập vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống
Vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống bằng bài tập nhóm cơ lưng
Động tác 1: Tư thế chuẩn bị giống như tư thế ngồi thiền, hai tay đưa lên giữa một trái bóng nhỏ trên đầu, khuỷu tay chạm vào tường.
Động tác 2: Hai tay cầm bóng nâng thẳng lên trên một các từ từ, giữ yên 5 giây và đưa về động tác chuẩn bị ban đầu. Lặp lại động tác này khoảng 10 lần.
Vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống bằng bài tập nhóm khung chậu và cột sống
Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, đầu, lưng và vai dựa vào tường,gót chân cách tường 3 inch.
Động tác 1: Thả lỏng đầu gối, từ từ cong nhẹ nhàng vùng xương chậu.
Động tác 2: Giữ nguyên độ cong và từ từ di chuyển qua lại.
Lặp lại bài tập vài lần liên tụ để có hiệu quả.
Vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống là phương pháp điều trị chữa cong vẹo cột sống hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi tập bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn lựa chọn bài tập phù hợp, tốt nhất là có sự trợ giúp từ phía kỹ thuật viên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm một số bài tập vật lý trị liệu khác tại đây.
Hướng dẫn thực hiện bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Kỹ thuật và phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Hướng dẫn vật lý trị liệu đau vai gáy tại nhà
Giải đáp: Vật lý trị liệu bằng điện sinh học có tốt không?
Vật lý trị liệu bằng điện sinh học là phương pháp vật lý trị liệu phổ biến sử dụng dòng điện sinh học tác động vào cơ thể người được áp dụng nhiều trong y học hiện nay. Vậy vật lý trị liệu bằng điện sinh học có đem lại hiệu quả không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!
Vật lý trị liệu bằng điện sinh học có tốt không?
Việc ứng dụng điện sinh học vào chữa bệnh giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng, một số tác dụng mà vật lý trị liệu bằng điện sinh học mang lại:
Giúp thư giãn thần kinh: Điện sinh học tác dụng vào tế bào thần kinh giúp kích thích quá trình phát sóng não, người bệnh có thể thả lỏng thần kinh, thư giãn tâm trí.
Giúp tế bào duy trì sự sống: Tế bào là chức năng cơ bản nhất của cơ thể người, trong một cơ thể người có rất nhiều tế bào, các tế bào này tương tác với nhau góp phần duy trì trạng thái cân bằng nội mô hay sự hằng định về các chất trong cơ thể. Điện sinh học tác động vào tế bào, duy trì hoạt động sống của tế bào trong trường hợp sức khỏe bị suy giảm, khí huyết ứ đọng, tế bào không được cung cấp đầy đủ oxy.
Vật lý trị liệu bằng điện sinh học
Giúp khai thông khí huyết: Dòng điện sinh học tự thân giúp lưu thông khí từ hệ thống kinh lạc, huyệt đạo, quá trình tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi.
Tăng sức đề kháng cho cơ thể: Cơ thể được nạp một lượng ion lớn kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe.
Kích thích sản sinh tế bào mới: Dòng điện sinh học ngoài tác dụng chữa bệnh còn giúp kích thích sản sinh tế bào mới, tăng sinh collagen, chuyển hóa lượng mỡ dư thừa thành mồ hôi, mang đến làn da hồng hào và săn chắc.
Hỗ trợ tiêu hóa: Dòng điện sinh học can thiệp đến quá trình tiêu hóa, tăng cường hoạt động của tuyến nội tiết.
Giảm đau và giảm mệt mỏi: Một lượng bạch cầu được sản sinh nhờ dòng điện sinh học, tăng khả năng kháng khuẩn của cơ thể, hạn chế khả năng viêm nhiễm, giảm áp lực và căng thẳng.
Thải độc cho cơ thể: Quá trình lưu thông được diễn ra thuận lợi thúc đẩy loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Lưu ý khi vật lý trị liệu bằng điện sinh học
Lưu ý khi vật lý trị liệu bằng điện sinh học
Điện sinh học không áp dụng với một số trường hợp sau:
Người gặp các bệnh về tim mạch và ung thư.
Không sử dụng điện sinh học với người bị quá mẫn với dòng điện một chiều.
Nếu đang gặp các vấn đề về thần kinh như: Bị động kinh, dễ bị kích động, không có cảm giác không được sử dụng dòng điện sinh học.
Không sử dụng điện sinh học đối với các vết thương hở, vùng da đang bị kích thích.Đặc biệt, dòng điện sinh học có thể ảnh hưởng tới
sức khỏe của em bé nên không dùng cho em bé dưới 6 tháng tuổi.
Thật thận trọng với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
Vật lý trị liệu bằng điện sinh học được ứng dụng phổ biến trong việc chữa bệnh, tuy nhiên bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn sử dụng phương pháp này để điều trị.
Tìm hiểu thêm về vật lý trị liệu tại đây:
Hướng dẫn thực hiện bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Kỹ thuật và phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Hướng dẫn vật lý trị liệu đau vai gáy tại nhà
Hướng dẫn vật lý trị liệu đau vai gáy tại nhà
Đau vai gáy thường gặp ở người ít vận động, đây là tình trạng vai gáy bị co cứng gây đau đớn cho người bệnh, tình trạng này thường gặp ở người làm công việc văn phòng phải ngồi lâu, người lái xe và người thường xuyên phải lao động nặng. Vật lý trị liệu đau vai gáy là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh điều trị đau vai gáy. Hãy cùng Sàn Thuốc tìm hiểu về bệnh đau vai gáy và các bài tập vật lý trị liệu đau vai gáy qua bài viết dưới đây nhé!
Đau vai gáy là bệnh gì?
Đau vai gáy là bệnh xương khớp gây co cứng cơ ở vùng vai gáy, cơn đau từ bả vai lan xuống cánh tay, thường gặp ở người ít vận động, ngồi nhiều trong một tư thế, hoặc thường xuyên phải khuân vác, lao động nặng. Có rất nhiều nguyên nhân gây đau vai gáy, một số nguyên nhân phổ biến như:
Các bệnh lý về xương khớp, điển hình là thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, vôi hóa cột sống, viêm bao khớp vai.
Do chế độ sinh hoạt như ngồi hoặc cúi đầu quá lâu dẫn đến đau vai gáy, tập luyện với cường độ cao hoặc bị chấn thương.
Cơ thể bị nhiễm lạnh có thể làm tổn thương dây thần kinh và dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy.
Thay đổi thời tiết làm giảm khả năng vận chuyển oxy và lưu thông máu, các cơ bị tổn thương và đau mỏi.
Do sự thay đổi của tuổi tác, khi tuổi càng lớn, vấn đề về lão hóa sẽ dẫn đến các bệnh về vai gáy.
Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, thiếu hụt vitamin.
Vật lý trị liệu đau vai gáy chủ động
Vật lý trị liệu chủ động là sử dụng các bài tập để giảm đau, giảm co cứng và tăng tuần hoàn máu.
Vật lý trị liệu đau vai gáy có thể thực hiện ngay tại nhà
Vật lý trị liệu đau vai gáy bằng bài tập nâng tạ hai bên
Động tác 1: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, đầu gối hơi chùng xuống.
Động tác 2: Từ từ nâng cánh tay sang 2 bên song song với sàn nhà, khuỷu tay hơi cong, thả lỏng vai.
Động tác 3: Từ từ hạn cánh tay xuống.
Lặp lại bài tập nhiều lần mỗi ngày.
Vật lý trị liệu đau vai gáy bằng bài tập xoay cổ
Động tác 1: Đứng hoặc ngồi thẳng lưng, để tay sát hai bên mép người, thả lỏng cơ thể và nhẹ nhàng đẩy vai về phía sau.
Động tác 2: Nghiêng đầu qua bên phải để căng giãn cơ ở phần cổ, giữ tư thế trong 10 giây.
Động tác 3: Nhẹ nhàng xoay đầu theo hướng ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí nghiêng hẳn sang vai trái, dừng lại và giữ 10 giây. Tiếp tục, xoay ngược chiều kim đồng hồ về vị trí ban đầu.
Thực hiện tương tự động tác trên với hướng còn lại. Với bài tập này, bạn nên thực hiện từ 2 - 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Vật lý trị liệu đau vai gáy thụ động
Vật lý trị liệu đau vai gáy bằng phương pháp châm cứu
Một số hình thức vật lý trị liệu đau vai gáy thụ động như: Chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, siêu âm trị liệu, sóng ngắn trị liệu.
Vật lý trị liệu đau vai gáy là phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân áp dụng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện vật lý trị liệu tại nhà bạn cần sự tư vấn từ bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng của mình.
Tham khảo một số phương pháp vật lý trị liệu tại đây:
Hướng dẫn thực hiện bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Kỹ thuật và phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
3 Trung tâm vật lý trị liệu Hà Nội uy tín, chất lượng
3 Trung tâm vật lý trị liệu Hà Nội uy tín, chất lượng
Vật lý trị liệu là một lựa chọn lý tưởng giúp người bệnh phục hồi chức năng cơ thể bị suy giảm, nhiều trung tâm vật lý trị liệu Hà Nội ra đời nhằm giúp người bệnh hồi phục khả năng vận động của mình. Tuy nhiên, tìm được một nơi uy tín để thực hiện điều trị phục hồi chức năng là một điều khó khăn đối với nhiều người. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ review một số trung tâm vật lý trị liệu Hà Nội uy tín, chất lượng.
Trung tâm vật lý trị liệu Hà Nội
Trung tâm Viethealth
Trung tâm Viethealth được thành lập vào năm 2016 theo quyết định số A-1738 của Thứ trưởng Bộ Khoa học Công Nghệ. Là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực y tế và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt về sức khỏe tình dục và sinh sản, chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát hiện và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
Với sứ mệnh là nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em, phụ nữ và các nhóm yếu thế bao gồm người khuyết tật, các dân tộc thiểu số, hộ gia đình nghèo, các vùng sâu vùng xa và các nhóm có nguy cơ cao (MARP) bằng cách xây dựng, thử nghiệm và mở rộng các mô hình can thiệp bằng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng với giá cả phù hợp và tiện lợi.
Viethealth gồm các chương trình:
Phục hồi/Chăm sóc khuyết tật trẻ em.
Sức khỏe tâm thần.
Hỗ trợ xe lăn cho người khuyết tật.
Chương trình đào tạo kỹ năng sống.
Tư vấn trực tuyến sau phá thai.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản.
VietHealth là một trong các trung tâm vật lý trị liệu Hà Nội uy tín
Một số hoạt động của Viethealth:
Hỗ trợ cán bộ y tế Bình Phước nâng cao nghiệp vụ phục hồi chức năng nhi.
Tập huấn phát hiện sớm - can thiệp sớm khuyết tật trẻ em.
Khám và xác định mức độ khuyết tật cho trẻ em dưới 6 tuổi tại Tây Ninh.
Cải thiện cuộc sống của trẻ rối loạn ngôn ngữ.
Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai
Trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai là một trong những trung tâm vật lý trị liệu Hà Nội uy tín, chất lượng.
Địa chỉ: Nhà tròn - Số 78 Giải Phóng - Quận Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại: 04.36290737.
Tại đây, hội tụ đội ngũ bác sĩ, đơn vị kỹ thuật chuyên ngành giỏi và có chuyên môn cao. Một số bệnh mà trung tâm phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai điều trị:
Bệnh nhân bị suy giảm chức năng cơ thể sau tai biến mạch máu não
Chấn thương sọ não.
Tổn thương tủy sống.
Rối loạn ngôn ngữ.
Rối loạn hệ sinh dục, đường tiết niệu.
Các bệnh liên quan đến xương khớp, cột sống,... tác động đến khả năng vận động của cơ thể.
Trung tâm phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện phục hồi chức năng
Bệnh viện phục hồi chức năng Hà Nội tiền thân là Làng Hòa Bình Thanh Xuân. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp và đi đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng của cơ thể.
Dẫn đầu cả nước trong phương thức điều trị phục hồi chức năng như: Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, điện trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, dụng cụ trợ giúp,...
Trên đây là những địa điểm vật lý trị liệu Hà Nội uy tín, chất lượng, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, coc chuyên môn cao, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào việc phục hồi chức năng.
Xem thêm một số phương pháp vật lý trị liệu tại đây:
Vật lý trị liệu là gì? Các trường hợp cần vật lý trị liệu
Kỹ thuật và phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Hướng dẫn thực hiện bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Kỹ thuật và phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là gì? Vật lý trị liệu có tốt không? Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là giải pháp dành cho người gặp các vấn đề về suy giảm chức năng của cơ thể. Bài viết dưới đây, sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về kỹ thuật, phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu là phương pháp thay thế phẫu thuật bằng cách tác động vật lý lên cơ thể của người bị suy giảm chức năng, giúp hồi phục chức năng cơ thể đã mất, giúp người bệnh vận động dễ dàng và linh hoạt hơn.
Phục hồi chức năng giúp người bệnh có thể vận động, thực hiện các hoạt động đã bị suy giảm hoặc bị mất.
Kỹ thuật và phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng gồm một số kỹ thuật và phương pháp sau:
Hoạt động trị liệu: Hoạt động này giúp bệnh nhân có thể tự chăm sóc, tự chơi trong quá trình điều trị, giúp người bệnh gia tăng sự độc lập chức năng, tăng cường sự phát triển của chức năng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vận động trị liệu: Là việc bệnh nhân thực hiện các bài tập, các tư thể hoặc hoạt động thể lực nhằm phục hồi chức năng cơ thể, người bệnh có thể thực hiện các hoạt động mà cơ thể đã bị suy giảm.
Ngôn ngữ trị liệu: Thường được áp dụng đối với các bệnh nhân bị thất ngôn, rối loạn ngôn ngữ hoặc phẫu thuật cắt thanh quản. Phương pháp này sử dụng chữ viết hoặc tranh ảnh; giúp người bệnh tập thở, tập kiểm soát cơ kết hợp với các bài tập; có thể can thiệp sử dụng các thiết bị hỗ trợ phát âm như thanh quản điện tử đối với bệnh nhân phẫu thuật cắt thanh quản.
Tâm lý trị liệu: Giao tiếp với bệnh nhân bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ để thấu hiểu cảm xúc của bệnh nhân, cải thiện các vấn đề về cảm xúc, loại bỏ cảm xúc tiêu cực ở bệnh nhân, giúp bệnh nhân tích cực hơn.
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng có lợi ích gì?
Lợi ích vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng mang lại các lợi ích sau:
Thứ nhất, giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động, có thể giao tiếp và tự chủ trong sinh hoạt cá nhân.
Thứ hai, nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa tái phát sau điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do tổn thương gây ra.
Thứ ba, với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thường có biểu hiện cảm xúc tiêu cực, vì vậy vật ký trị liệu phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân có tinh thần tích cực, sống lạc quan hơn, giảm sự căng thẳng và mệt mỏi, hòa đồng với mọi người.
Thứ tư, Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính hư tiểu đường, tim mạch,...
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng có nhiều phương pháp thực hiện, thường áp dụng cho bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp, tổn thương thần kinh, di chứng sau tai biến mạch máu não, các bệnh về hô hấp và các bệnh mãn tính.
Tham khảo một số phương pháp vật lý trị liệu tại đây:
Vật lý trị liệu là gì? Các trường hợp cần vật lý trị liệu
Hướng dẫn thực hiện bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Hướng dẫn thực hiện bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Hiện nay, vật lý trị liệu tại nhà là phương pháp phổ biến thay thế phẫu thuật chấn thương và hỗ trợ phục hồi chức năng của cơ thể sau chấn thương, thường được thực hiện trong các trường hợp bệnh cơ xương khớp ở thể nhẹ hoặc mạn tính. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một số bài tập vật lý trị liệu tại nhà.
Bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Bài tập kéo căng khớp vai
Bước 1: Đan hai bàn tay lại với nha, các ngón tay xen kẽ.
Bước 2: Từ từ đưa lòng bàn tay lên đầu, tiếp đến đưa tay lên trên.
Bước 3: Giữa nguyên tư thế này trong 10 giây sau đó thả lỏng và bắt đầu lại từ đầu.
Vật lý trị liệu tại nhà với bài tập kéo căng khớp vai giúp người bệnh kéo căng được các phần cánh tay, vai và phần trên của lưng.
Bài tập kéo căng cánh tay
Bài tập kéo căng cánh tay được thực hiện như sau:
Bước 1: Nâng cánh tay trái ngang với mặt đất rồi dùng tay phải nắm khủy tay trái kéo qua ngực.
Bước 2: Kéo căng dần trong 10 giây và từ từ thả lỏng.
Bước 3: Thực hiện tương tự với cánh tay còn lại.
Bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Bài tập kéo căng cơ đùi trước
Vật lý trị liệu tại nhà bằng bài tập kéo căng cơ đùi trước cần chuẩn bị một chiếc ghế có tựa lưng.
Bước 1: Đứng thẳng người cạnh ghế và song song với ghế, lấy tay phải vị vào ghế.
Bước 2: Dồn trọng lực vào chân trái, từ từ co chân phải lên, gót chân để phía mong, tay giữ chân co.
Bước 3: Để nguyên tư thế này trong vòng 30 giây, từ từ sau 30 giây.
Bước 4: Lặp lại động tác với chân phải.
Bài tập kéo căng cơ đùi sau
Bước 1: Ngồi xuống, duỗi thẳng 2 chân.
Bước 2: Dùng miếng vải dài móc vào mũi bàn chân, lấy hai tay giữ khăn và gập người về phía trước.
Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây rồi thả lỏng dần dần.
Bài tập với tư thế ngồi xổm
Bước 1: Đứng đối diện với ghế, 2 chân dạng vừa phải sang 2 bên.
Bước 2: Tay khoanh trước ngực, lưng thẳng.
Bước 3: Giữ nguyên tư thế như vậy và từ từ ngồi xuống ghế.
Bước 4: Tiếp tục thực hiện như vậy từ 10 – 12 lần.
Lợi ích của vật lý trị liệu tại nhà
Vật lý trị liệu tại nhà mang đến nhiều lợi ích
Theo nghiên cứu, vật lý trị liệu tại nhà có tỷ lệ phục hồi cao ( từ 75 - 80 % người bệnh có thể phục hồi chức năng cơ thể bị suy giảm).
Chi phí ít tốn kém hơn so với vật lý trị liệu tại trung tâm hoặc cơ sở ý tế.
Người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần di chuyển nhiều, tiện lợi, tiết kiệm chi phí di chuyển.
Không mất nhiều thời gian chờ đợi như ở các cơ sở y tế.
Vật lý trị liệu tại nhà phục hồi sát với thực tế về nhu cầu của nhiều bệnh nhân, người bệnh có thể phục hồi chức năng với các thiết bị như giường, ghế,...
Vật lý trị liệu tại nhà mang lại nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện vật lý trị liệu ngay tại nhà, người bệnh cần tìm hiểu lỹ về tình trạng cơ thể của mình và quyết định một phương pháp vật lý trị liệu phù hợp tránh gây ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của cơ thể
Xem thêm một số bài viết về vật lý trị liệu tại đây:
Vật lý trị liệu là gì? Các trường hợp cần vật lý trị liệu
Kỹ thuật và phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Hướng dẫn thực hiện bài tập vật lý trị liệu tại nhà
Vật lý trị liệu là gì? Các trường hợp cần vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu sử dụng các phương pháp giúp người bệnh khôi phục chức năng của cơ thể đã bị suy giảm, vậy vật lý trị liệu là gì? Vật lý trị liệu nên được thực hiện trong trường hợp nào? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về vật lý trị liệu và các phương pháp vật lý trị liệu, giúp bạn giải đáp câu hỏi vật lý trị liệu là gì.
Vật lý trị liệu là gì?
Theo Liên Đoàn Vật Lý Trị Liệu thế giới (WCPT): "Vật lý trị liệu là một chuyên ngành trong Y Học Phục Hồi cung cấp cho mọi người những phương pháp điều trị nhằm duy trì, phát triển và phục hồi tối đa những trường hợp chấn thương, bệnh tập, suy giảm về vận động và chức năng trong quá trình phát triển con người. Các phương pháp điều trị vật lý chú trọng vào sự hồi phục, cải thiện, phòng ngừa, điều trị các chức năng vận động càng nhiều càng tốt."
Có nghĩa là: Khi chức năng của cơ thể bị suy giảm, các nhà vật lý trị liệu sẽ sử dụng các phương pháp như vận động cơ học, siêu âm, nhiệt, điện,.. để phục hồi chức năng ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng cơ thể.
Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng của cơ thể
Trường hợp cần vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu được thực hiện trong các trường hợp sau:
Sau chấn thương như: Ngã xe, gãy xương, trật khớp, đau nhức cơ thể, giãn dây chằng khớp gối, căng dãn cơ bắp,... cần vật lý trị liệu để phục hồi chức năng của cơ thể.
Sau tai biến, di chứng để lại khiến chức năng của cơ thể bị suy giảm, vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân hồi phục lại các chức năng bị ảnh hưởng bởi tai biến.
Các bệnh về xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm cột sống, viêm cột sống, cong vẹo cột sống, thoái hóa khớp, viêm khớp, liệt thần kinh ngoại biên,...
Người mắc các bệnh về thần kinh - cơ như: Bại não, chấn thương sọ não, viêm màng não, đột quỵ, tổn thương tủy sống.
Người bị dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền.
Giúp đào thải đờm, dễ hít thở ở bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm phổi, hen phế quản, tắc nghẽn phổi.
Phục hồi chức năng ở các bệnh nhân có bệnh mãn tính như: Tăng huyết áp, đau dạ dày, viêm tụy mãn tính, đái tháo đường.
Người thường xuyên bị mất ngủ, chất lượng giấc ngủ không tốt, đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Phục hồi chức năng đối với người mắc các bệnh về mắt như: Cận thị, viễn thị, đục thủy tinh thể,...
Các loại vật lý trị liệu
Các loại vật lý trị liệu hiện nay
Một số loại vật lý trị liệu phổ biến hiện nay:
Vật lý trị liệu chỉnh hình.
Vật lý trị liệu lão khoa.
Vật lý trị liệu thần kinh.
Phục hồi chức năng tim mạch và phổi.
Vật lý trị liệu nhi khoa.
Liệu pháp chăm sóc vết thương.
Liệu pháp tiền đình.
Điều trị thông mũi.
Phục hồi sàn chậu.
Vật lý trị liệu là gì? Vật lý trị liệu chính là việc sử dụng các phương pháp chính là việc sử dụng các phương pháp vận động cơ học, nhiệt, điện,… tác động vào bộ phận cơ thể bị suy giảm chức năng để khôi phục chức năng đó. Vật lý trị liệu có thể được thực hiện tại nhà hoặc đến bệnh viện,… tùy theo tình trạng cơ thể của bệnh nhân.
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi: “vật lý trị liệu là gì?”, hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm một số bài viết về vật lý trị liệu tại đây:
Vật lý trị liệu là gì? Các trường hợp cần vật lý trị liệu
Kỹ thuật và phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Hướng dẫn thực hiện bài tập vật lý trị liệu tại nhà