Bệnh bạch biến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh bạch biến là bệnh da liễu rất hay gặp, bệnh xảy ra do các tế bào sắc tố da bị phá hủy khiến cho màu da bị thay đổi. Bệnh thường có biểu hiện như da xuất hiện những mảng da có sắc tố giảm và sáng hơn những vùng da xung quanh. Đây là bệnh lành tính, không lây và có thể sử dụng thuốc da liễu để điều trị bạch biến.
Mặc dù bệnh lành tính nhưng lại gây mất thẩm mỹ và tác động tới tâm lý của người bệnh (khiến người bệnh tự ti).
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, cũng như cách điều trị,... của bệnh bạch biến.
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến
Hiện chưa có nghiên cứu nào tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định rằng, bạch biến xuất hiện khi mà tế bào sắc tố da ở vùng da bị bệnh bị giảm số lượng và chất lượng.
Cũng có nhiều giả thuyết cho rằng, bạch biến xảy ra do di truyền, có liên quan tới đột biến gen DR4, B13 hoặc BW35 của HLA.
Biểu hiện của bệnh bạch biến
Biểu hiện thường thấy của bạch biến đó là da xuất hiện các dát, mảng màu trắng có giới hạn, bị mất sắc tố da so với các vùng da khác. Nơi các mảng bạch biến thường xuất hiện đó là những vùng da hở, dễ bị phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời như tay, chân, mặt, môi,...
Các vùng da bạch biến dù thay đổi màu nhưng lại không bị teo, không bị đóng vảy, không đau ngứa và tê dại.
Ngoài ra, lông ở trên bề mặt của các vùng da bị bạch biến cũng sẽ có màu trắng.
Các vùng da đổi màu do bạch biến có thể xuất hiện không giống nhau vì còn phụ thuộc vào thể bạch biến mà người bệnh mắc phải, cụ thể như sau:
-
Đối với người bị mắc thể bạch biến toàn thân (thể phổ biến nhất): Các mảnh bạch biến có thể xuất hiện ở nhiều vùng và bất cứ đâu trên cơ thể và thường xuất hiện đối xứng.
-
Đối với người bị mắc thể bạch biến phân đoạn: Ở thể này, các mảng bạch biến thường chỉ xuất hiện ở 1 bên hoặc 1 vùng của cơ thể.
-
Đối với người bị mắc thể bạch biến khu trú: Các mảng bạch biến thường chỉ xuất hiện ở 1 vài vị trí của cơ thể.
Biểu hiện của bệnh bạch biến
Con đường lây truyền và đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh bạch biến
-
Bệnh bạch biến dù là bệnh ngoài da nhưng nó tuyệt đối không lây truyền cho người xung quanh, kể cả những người có tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh.
-
Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh bạch biến: Người bị sang chấn tâm lý nặng, bị cháy hoặc rám nắng.
Cách chẩn đoán bệnh bạch biến
Bệnh bạch biến được chẩn đoán dựa trên tiền sử và triệu chứng lâm sàng của bệnh. Bác sĩ sẽ sử dụng đèn chiếu tia UV lên da để kiểm tra có bị mắc bạch biến hay không. Ngoài ra, bệnh cũng có thể được phát hiện bằng cách tiến hành một số xét nghiệm như sau:
-
Thực hiện sinh thiết 1 mẩu da ở vùng da nghi mắc bạch biến.
-
Kiểm tra xét nghiệm máu.
Phương pháp điều trị bệnh bạch biến
Bởi vì chưa tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh bạch biến, nên hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho loại bệnh này. Vì thế, việc điều trị bệnh hiện nay chỉ đang dừng lại ở mức độ giải quyết triệu chứng, biểu hiện của bệnh. Cụ thể cách điều trị bạch biến như sau:
Sử dụng thuốc để điều trị
Để điều trị bạch biến bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc như sau:
-
Sử dụng các loại thuốc làm tăng cảm ứng với ánh sáng có chứa psoralen như meladinin kết hợp với chiếu tia cực tím và thuốc chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch (như corticoid, immuran, cyclosporin).
-
Sử dụng Corticosteroid bôi kết hợp với laser CO2, UVB phổ hẹp, dẫn xuất vitamin D3…
-
Sử dụng các loại thuốc uống chống nắng: Sử dụng loại thuốc này để tránh xảy ra cháy nắng ở các vùng da bị giảm sắc tố.
-
Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại kem, gel bôi điều trị rối loạn sắc tố bạch biến như: Vitiskin, Vitrix,...
Điều trị bằng liệu pháp tâm lý
Việc mắc bệnh khiến cho đa số bệnh nhân cảm thấy tự ti, khiến cho chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Vì thế việc điều trị, tư vấn tâm lý cho người bệnh cũng rất quan trọng.
Cấy tế bào sắc tố da
Phương pháp này là phương pháp mới trong điều trị bệnh bạch biến, tuy nhiên phương pháp này khá tốn chi phí và yêu cầu người làm phải có kỹ thuật cao nên chưa được sử dụng nhiều.
Tóm lại, bệnh bạch biến là bệnh lành tính và cần điều trị lâu dài, nên người bệnh cần giữ vững tâm lý và kiên trì phối hợp điều trị với bác sĩ để có được kết quả điều trị tốt nhất.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ bạn cần biết
Nên phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ như thế nào? Sàn Thuốc mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
Chi tiết[Góc giải đáp]: Bệnh đậu mùa khỉ có lây không?
Gần đây bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện phổ biến, vậy bệnh đậu mùa khỉ có lây không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về đường lây truyền của bệnh.
Chi tiếtNguy cơ xâm nhập bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam
Gần đây, bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện phổ biến. Tính đến ngày 1-8, bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện nhưng được xếp vào nước có nguy cơ cao.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bệnh đậu mùa khỉ có chết không?
Bệnh đậu mùa khỉ có chết không? Bài viết dưới đây, Sàn Thuốc sẽ cung cấp các thông tin về bệnh đậu mùa khỉ và giải đáp câu hỏi bệnh đậu mùa khỉ có chết không.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Làm gì khi bị khó tiêu?
Khó tiêu là một trong những biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp. Khó tiêu có thể được cải thiện nếu như biết cách thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống,...
Chi tiếtCác bệnh hô hấp thường gặp khi giao mùa
Giao mùa là lúc các bệnh hô hấp bùng phát trở lại. Các bệnh hô hấp thường gặp khi giao mùa đó là cảm cúm, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm xoang,...
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này