5 dạng thuốc không nên được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ
Có 5 dạng thuốc sau không nên được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ.
Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài
- Là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc giúp phóng thích dược chất từ từ trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài.
- Thuốc phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ. Dấu hiệu nhận biết: ký hiệu trên tên thuốc thường có các chữ viết tắt trong Bảng 1.
- Ví dụ một số biệt dược có ở BV có các kí hiệu trên: GLUCOPHAGE XR (metformin), SaVi Trimetazidine MR (trimetazidin), Adalat LA (nifedipin), DUSPATALIN RETARD (mebeverine).
- Tuy nhiên, cũng có nhiều tên thuốc không có ký hiệu để nhận biết như: AGGRENOX (aspirin and dipyridamole), PENTASA (mesalamine), PLENDIL (felodipine), NITROMINT (nitroglycerin).
- Đặc biệt, dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.
Bảng 1: Kí hiệu nhận biết thuốc giải phóng kéo dài
- Kí hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
- LA Long acting Tác dụng kéo dài
- CR Controlled release Phóng thích có kiểm soát
- CD controlled delivery Phóng thích có kiểm soát
- SR Sustained release Phóng thích chậm
- XL/XR Extended release Phóng thích kéo dài
- SA Sustained action Tác dụng kéo dài
- DA Delayed action Tác dụng kéo dài
- MR Modified release Tác dụng kéo dài
- ER Extended release Tác dụng kéo dài
- PA Prolonged action Tác dụng kéo dài
- Retard Retard Chậm
Thuốc bao tan trong ruột
- Là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non (tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột.
- Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày chẳng hạn như các thuốc ức chế bơm proton NEXIUM (esomeprazole), OVAC (omeprazole) hoặc PARIET (rabeprazole); hay ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày (như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH=8).
- Với loại thuốc viên bao tan trong ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên.
Thuốc ngậm dưới lưỡi
- Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc. Ví dụ như thuốc SORBITRATE (isosorbide dinitrate), ERGOMAR (ergotamine).
Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc
- Là thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.
- Một số thuốc như DOLOBIB (diflunisal), FELDENCE (piroxicam), POSICOR (mibefradil) nếu nghiền hoặc mở viên nang, bột thuốc sẽ phân tán, tiếp xúc với da hoặc niêm mạc gây kích ứng. Thậm chí có thuốc như PROPECIA (finasteride), PROSCAR(finasteride) được khuyến cáo không được nghiền, bẻ nhỏ vì nếu bột thuốc bị phân tán, xâm nhập qua cơ thể phụ nữ mang thai (qua đường mũi, miệng) sẽ ảnh hưởng đến thai.
Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu Không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu như:
- ZINNAT (cefuroxim), REMERON (mirtazapine) hoặc dược chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa như FOSAMAX (alendronate). Các thuốc: BETAPEN-VK (Penicillin V), CIPRO (ciprofloxacin), CEFTIN (cefuroxime), DESYREL (trazodone), EQUANIL (meprobamate), BERBERIN (berberin) là thuốc phải uống nguyên viên vì nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.
DS. Phan Thị Diệu Hiền, TS.DS. Võ Thị Hà.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ bạn cần biết
Nên phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ như thế nào? Sàn Thuốc mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.
Chi tiết[Góc giải đáp]: Bệnh đậu mùa khỉ có lây không?
Gần đây bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện phổ biến, vậy bệnh đậu mùa khỉ có lây không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về đường lây truyền của bệnh.
Chi tiếtNguy cơ xâm nhập bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam
Gần đây, bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện phổ biến. Tính đến ngày 1-8, bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam vẫn chưa xuất hiện nhưng được xếp vào nước có nguy cơ cao.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bệnh đậu mùa khỉ có chết không?
Bệnh đậu mùa khỉ có chết không? Bài viết dưới đây, Sàn Thuốc sẽ cung cấp các thông tin về bệnh đậu mùa khỉ và giải đáp câu hỏi bệnh đậu mùa khỉ có chết không.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Làm gì khi bị khó tiêu?
Khó tiêu là một trong những biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp. Khó tiêu có thể được cải thiện nếu như biết cách thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống,...
Chi tiếtBệnh bạch biến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh bạch biến là bệnh da liễu rất hay gặp. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, cũng như cách điều trị,... của bệnh bạch biến.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này