Giải đáp: Vật lý trị liệu trẻ sơ sinh được thực hiện khi nào?
Trẻ sơ sinh bị mắc các chứng dị tật bẩm sinh ngay từ khi còn trong bụng mẹ khiến các em chậm phát triển, thậm chí nguy cơ mắc các bệnh khác là rất cao. Vật lý trị liệu trẻ sơ sinh là phương pháp điều trị các triệu chứng dị tật bẩm sinh được bác sĩ khuyên thực hiện trong một số bệnh. Sàn Thuốc mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về vật lý trị liệu trẻ sơ sinh và lưu ý khi thực hiện.
Khi nào cần vật lý trị liệu trẻ sơ sinh?
Trong một số trường hợp, vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh cần phải thực hiện sớm, các trường hợp bao gồm:
Trẻ bị bại não: Chứng bệnh này xuất hiện sớm, có thể gặp ở giai đoạn thai nhi trước khi trẻ chào đời hoặc thời kỳ sơ sinh, tuổi mẫu giáo, bệnh làm giảm khả năng vận động ở trẻ, phản xạ bất thường, các chi mềm nhũn hoặc co cứng, khó vận động, đi lại không vững,...
Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ: Đây là bệnh lý rất khó phát hiện ở giai đoạn sơ sinh của trẻ bởi khả năng nghe, nói vẫn chưa được phát triển mà cần khoảng 2 tuổi mới có thể thấy rõ được, các trường hợp chậm phát triển trí tuệ ở trẻ gây ra một số giới hạn về chức năng não bộ, các khả năng tự chăm sóc bản thân, khả năng đối thoại và hành xử xã hội.
Vật lý trị liệu trẻ sơ sinh cần thực hiện với một số bệnh lý
Chân vòng kiềng ở trẻ em: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng chân vòng kiềng ở trẻ, chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến khả năng đi đứng, bò, chạy nhảy của trẻ, tuy nhiên nếu xét về mặt thẩm mỹ thì không được đẹp.
Trẻ em bị vẹo cổ bẩm sinh do hóa cơ ức đòn chũm: Hiện tượng này thường gặp do trẻ nằm sai tư thế khi còn ở trong bụng mẹ.
Lưu ý khi thực hiện vật lý trị liệu trẻ sơ sinh
Lưu ý khi vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh
Khi vật lý trị liệu trẻ sơ sinh cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của bé:
-
Không tự ý thực hiện vật lý trị liệu trẻ sơ sinh tại nhà mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh gây ra các tổn thương cho bé.
-
Trước khi vật lý trị liệu trẻ sơ sinh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn nhằm biết rõ tình trạng sức khỏe của bé.
-
Kiên nhẫn và nhẹ nhàng, vừa dỗ bé vừa trị liệu.
-
Người thực hiện vật lý trị liệu phải là người có chuyên môn, có trình độ, hiểu về tình trạng bệnh của trẻ.
Trên đây là một vài lưu ý khi tập vật lý trị liệu cho trẻ sơ sinh mà phụ huynh nên biết. Mong rằng với những chia sẻ này của chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin và giúp ích được cho bạn.
Tham khảo một số phương pháp vật lý trị liệu khác tại đây:
- Phương pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay
- Hướng dẫn thực hiện vật lý trị liệu cổ vai gáy
- Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối và những lưu ý cần biết
Bài tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển
Vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển cần được can thiệp và điều trị sớm. Sàn Thuốc giới thiệu với bạn một số bài tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển.
Chi tiếtHướng dẫn thực hiện vật lý trị liệu cho trẻ bại não
Nên tiến hành vật lý trị liệu cho trẻ em bại não càng sớm càng tốt. Sàn Thuốc xin giới thiệu với bạn một số bài tập vật lý trị liệu cho trẻ em bại não.
Chi tiếtBài tập vật lý trị liệu cho hội chứng ống cổ tay
Vật lý trị liệu cho hội chứng ống cổ tay là phương pháp điều trị an toàn. Sàn Thuốc giới thiệu đến bạn một số bài tập vật lý trị liệu cho hội chứng ống cổ tay
Chi tiếtBài tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân parkinson
Có cách nào điều trị bệnh parkinson không? Bài viết dưới đây, Sàn Thuốc sẽ giới thiệu đến bạn một số bài tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân parkinson.
Chi tiếtGiải đáp: Vật lý trị liệu cho người già cần thực hiện khi nào?
Vật lý trị liệu cho người già cần thực hiện khi nào? Mời quý bạn đọc tìm hiểu vật lý trị liệu và giải đáp câu hỏi khi nào nên vật lý trị liệu cho người già.
Chi tiếtHướng dẫn thực hiện vật lý trị liệu trật khớp vai
vật lý trị liệu trật khớp vai là phương pháp giúp điều trị trật khớp vai hiệu quả. Mời bạn tìm hiểu về vật lý trị liệu trật khớp vai qua bài viết dưới đây.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này